Riot Girl Tristana và Alistar Đen, được tặng cho những người chơi đã nhấn thích trang Facebook hoặc theo dõi kênh YouTube chính thức của LMHT, sẽ không còn khả dụng trong tương lai.
Trong khi đó, trang phục Garen Hiệp Sĩ Đen, cho những ai đã theo dõi tài khoản Twitter của LMHT, cũng sẽ được đưa vào Cửa Hàng với giá 975 RP.
Trong số trên, chỉ có Riot Girl Tristana là có liên quan tới người chơi LMHTtại Việt Nam – trong khi phần thưởng Alistar Đen và Garen Hiệp Sĩ Đen đều không áp dụng.
Trang phục Riot Girl Tristana
Tuy nhiên, tất cả vẫn sẽ có thêm một cơ hội nữa để nhận được cả ba trang phục miễn là họ làm đúng theo yêu cầu của Riot trước ngày 01/8. Để làm được, bạn phải đăng nhập vào trang Hỗ trợ LMHTvà nhấp chuột vào thanh “Submit a Request” ở phía trên cùng.
Sau đó, lựa chọn tiếp “Free limited-time promotional skins: Tristana/Alistar/Garen" và kiểm tra tiến trình hoạt động. Ngay sau khi được hệ thống gửi vé, người chơi gần như sẽ nhận được trang phục phần thưởng ngay tức thì – nhưng có thể sẽ phải khởi động lại client để hoàn tất.
Trang phục Alistar Ngưu Ma Vương
Trang phục Garen Chiến Binh Đen
Điều quan trọng là trang phục phần thưởng sẽ được trao tặng bất kể người chơi đã sở hữu tướng hoặc chưa. Với những ai chưa mua tướng, bạn vẫn sẽ được hưởng quyền lợi này miễn là có vé.
Sau 01/8, cả ba trang phục phần thưởng độc quyền này sẽ không còn/mất dần giá trị trong LMHT, nên hãy nhanh tay!
Hiện phía Vietnam Esports (VED), nhà phát hành LMHT tại Việt Nam, vẫn chưa phát ra thông báo liên quan.
ABC
" alt=""/>LMHT: Nhanh tay nhận các trang phục miễn phí trước khi quá muộnLớp da được gọi là e-dermis. Khi người sử dụng cầm nắm vật thể, nó sẽ tạo ra các xung điện truyền đến các điện cực, nối vào dây thần kinh của người sử dụng ở phần mỏm cụt còn lại. E-dermis cho phép người khuyết tật có xúc giác trở lại ở phần chi giả, trước hết là cảm giác đau.
Nó thậm chí có thể tạo ra phản xạ vô điều kiện, giống như cách bạn chạm vào một con nhím đầy gai và rồi đột ngột rụt tay lại.
Cảm giác đau là một phần rất quan trọng, cần được tái tạo và tích hợp trên các chi giả. Lí do vì cảm giác này giúp bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi nguy hiểm.
"Tất nhiên, đau thì khó chịu. Nhưng nó cũng là một cảm giác cần thiết”, Luke Osborn, sinh viên tốt nghiệp từ Đại học John Hopkins, một trong các nhà nghiên cứu của dự án e-dermis cho biết.
Trong đời sống hàng ngày, xúc giác cho phép chúng ta đánh giá một số yếu tố nguy cơ có thể gây tổn hại. Ví dụ khi chạm vào một vật nóng hoặc một vật nhọn, bạn sẽ rụt tay lại và biết mình nên tránh tiếp xúc với chúng.
Những người tàn tật, bị cắt cụt chi hiển nhiên cũng có nhu cầu về xúc giác. Mặc dù công nghệ hiện đại đã cho phép chi giả mô phỏng khá đầy đủ các chức năng cơ học, chúng vẫn chưa thể đem đến cho người sử dụng những phản hồi hoặc xúc giác hữu ích.
Để thay đổi điều này, nhóm nghiên cứu tại Trường Y John Hopkins đã khởi động dự án e-dermis. Họ lấy cảm hứng từ mạng lưới thụ thể cảm ứng phức tạp trên da người, và muốn tái tạo lại nó lên chi giả bằng các thiết bị điện tử.
Bên trong e-dermis có chứa các cảm biến, được nối dây với các điện cực gắn vào da người đeo chi giả. Các điện cực được nối với dây thần kinh ở phần chi còn lại. Tín hiệu truyền qua đó sẽ giống với tín hiệu thần kinh thật.
Tùy thuộc vào mô hình xung điện được gửi đi từ đầu cảm biến, e-dermis có thể truyền tải một loạt các cảm giác từ chạm nhẹ cho đến đau.
“Với phản hồi từ các cảm biến, chúng tôi có thể cung cấp cảm giác tự nhiên trên bàn tay của một chi đã bị cụt”, Osborn nói. “Điều này thực sự quan trọng bởi vì nó đưa chúng ta tiến gần hơn đến những chiếc chi giả sống động như thật”.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một nguyên mẫu chi giả e-dermis trên một người bị cụt tay vô danh. Anh ta đã sử dụng thiết bị này để cầm các vật thể khác nhau. Kết quả cho thấy người bị cụt chi đã có thể cảm nhận được các mức độ đau khác nhau khi cầm các vật thể nhọn và tròn.
Nhóm nghiên cứu cũng đã thử nghiệm phản xạ không điều kiện của bàn tay máy. Sau khi chạm vào một vật thể quá sắc cạnh, cảm giác đau sẽ khiến nó buông vật thể ra ngay lập tức mà không cần tín hiệu từ não. Đó là những gì xảy ra như phản xạ vô điều kiện của bàn tay thật.
“Sau nhiều năm, tôi mới một lần nữa cảm thấy bàn tay của mình, như thể một cái vỏ rỗng bây giờ đã tràn ngập sức sống trở lại”, đó là những gì người tham gia thử nghiệm đã mô tả lại.
Các tác giả công bố thử nghiệm của mình trên tạp chí Science Robotics. Họ khẳng định e-dermis có thể khôi phục lại một loạt các cảm giác tự nhiên cho những người tàn tật sử dụng chân tay giả.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu dự định phát triển một thiết bị tạo ra được những cảm giác hoàn chỉnh hơn. “Sẽ rất cần thiết và quan trọng, chúng tôi có thể nắm bắt tất cả các sắc thái cảm giác- không chỉ là cảm giác đau mà cả những thứ khác như cảm nhận bề mặt và nhiệt độ”, Osborn nói.
Các nhà khoa học đang tiến gần hơn đến việc tái tạo các bộ phận cơ thể một cách hoàn chỉnh, trước hết dành cho người khuyết tật, nhưng trong tương lai, chúng cũng có thể được dùng để tạo nên những robot giống người đến hoàn hảo.
Theo GenK
" alt=""/>Cánh tay robot biết đau và phản xạ vô điều kiện nhờ da điện tửVăn bản của Apple không nêu rõ tên của sản phẩm Mac Pro, nhưng theo Bloomberg, những linh kiện được xin miễn trừ chính là những bộ phận được thiết kế cho chiếc máy tính để bàn mới của hãng này. Những linh kiện được nêu lên gồm bộ tản nhiệt CPU, module xử lý đồ họa, bộ khung máy tính và thùng máy. Apple cũng thêm vào một số mặt hàng phụ kiện của họ để xin được miễn thuế, trong đó có Magic Mouse 2 và Macgic Trackpad 2.
" alt=""/>Apple xin phép chính phủ Mỹ miễn thuế linh kiện Mac Pro trong cuộc chiến thương mại Mỹ